http://hongtam980.blogspot.com

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Các Di Tích Lịch Sử Văn hoá Của Huyện Bến Cầu - Tây Ninh

* Di tích Văn hoá địa đạo Lợi Thuận:
- Địa đạo Lợi Thuận thuộc ấp Thuận Hoà xã Lợi Thuận huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh
 - Lợi Thuận  là một trong những địa bàn chiến lược vùng biẻn giới. Phía Bắc giáp sông Vàm Cỏ Đông, phía đông giáp quốc lộ 1A ( nay là quốc lộ 22A), đường ra cưa khẩu quốc tế Mộc Bài đi Phnom pênh, phía tây bắc là Căn cứ Rừng Nhum nối liền  với Căn cứ bắc Tây Ninh
 Địa đạo Lợi Thuận xây dựng vào tháng 7/1963 và liên tục củng cố phát triển giữ vững  cho đến tháng 3/1975 giải phóng toàn huyện Bến Cầu.
  Trong những năm từ 1966-1968 tại địa đạo này quân dân huyện Bến Cầu đã đánh bại hàng chục cuộc càn có quy mô lớn cấp tiểu đoàn, Trung đoàn của Mỹ - ngụy , có trận diệt cả tiểu đoàn quân Mỹ , đẩy lùi cả 12 chi đội xe bọc thép của Mỹ - ngụy đánh vào địa đạo.
  Địa đạo Lợi Thuận là Căn cứ bám trụ vững chắc, liên tục trên 10 năm chiến đấu gian khổ của quân dân huyện Bến Cầu . Địa đạo Lợi Thuận vừa là hậu cứ vừa là tiền tiêu trong chiến tranh du kích của huyện Bến Cầu. Địa đạo kết hợp với địa hình tác chiến liên hoàn toàn khu vực. Khu Trung Tâm  địa đạo nằm trong vùng đất gò cao, cách xa mặt nước ngầm rộng hàng chục ha. Các lõm rừng nguyên sinh, các hàng tre gai, tầm vông trong cụm dân cư đã tạo địa hình kín đáo, vững chắc phù hợp cho việc xây dựng địa đạo.
  Diện tích còn 500 m địa đạo vẫn còn nguyên trạng sau gần 30 năm. Địa đạo được bố trí thành 3 cụm liên hoàn: cụm tiền tiêu hướng về quốc lộ 22A , có 2 công sự chiến đấu và nhiều công sự cá nhân, cụm trung tâm làm đoạn giữa  địa đạo có công sự chiến đấu và các cửa hầm Bí mật rút xuống địa đạo; một cụm về hướng tây nối liền với hệ giao thông hào chiến đấu thuận tiện cho việc đánh vận động và rút phòng thủ trong địa đạo.
   Địa đạo Lợi Thuận là một di tích lịch sử cách mạng, biểu hiện nghệ thuật chiến tranh du kích sáng tạo của cách mạng Việt Nam bằng phương châm lấy ít đánh nhiều. Một nghệ thuật chiến tranh nhân dân bám đất, giữ làng  tạo yếu tố  bất ngờ, thế trận " thiên la địa võng" gây cho nhiều địch thất bại
* Di tích lịch sử Văn hoá Gò Dinh Ông:
   Di tích  Gò Dinh Ông nằm phía Tây sông Vàm Cỏ Đông thuộc ấp Voi xã An Thạnh huyện Bến Cầu . Được công nhận là di tích lịch sử Văn hoá cấp tỉnh tại quyết định số75/ QĐ-CT ngày 13/06/1998 của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
  Di tích là Gò đất cao 5m so với mặt ruộng, rộng hơn 3 héc ta  nằm sát con rạch lớn ăn sâu Vàm Cỏ Đông. Gần trung tâm gò nhân dân địa phương lập một ngôi đền thờ gọi là Dinh Ông. Do vậy, có tên là Gò Dinh Ông.
 Năm 1990 được phép khai quật của Bộ Văn hoá thông tin tại quyết định số78/QĐ-VH tháng 1 năm 1990. Từ ngày 16/02/1990 đến ngày05/03/1990. Bảo tàng Tây Ninh phối hợp cùng viện khoa học xã hội tại TPHCM đã tiến hành khai quật và 3 hố thám sát 6m2, tầng Văn hoá dày2m
 Hiện vật thu được 150 công cụ đá các loại , rìu đá tứ giác , rìu đá có vai, đục bàn mài.., với chục hàng mảnh gốm các chủng loại, hơn 80 chiếc cà ràng, một sưu tập xương động vật  thú rừng( Nai , hươu, hoẵng , chó rừng) và nhiều loại vỏ sò , vỏ ốc , các loại nhuyễn thể sống vùng sông nước .
  Những hiện vật thu được tại di tích  Gò Dinh Ông cho thấy từ công cụ lai động bằng đá cho đến kỹ thuật chế tác các loại gốm, Cà ràng cùng với sưu tập khá lớn xương động vật cho thấy Cộng đồng cư dân Dinh Ông sinh sống ổn định
( còn nữa...)
Di tích này do phòng Văn hoá huyện cung cấp để cho MT đánh máy giới thiệu bạn đọc