http://hongtam980.blogspot.com

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Giới thiệu tác giả và tác phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng của nhà Văn Nguyễn Minh Châu

Tôi còn nhớ hồi năm lớp 11 trong Văn học có giới thiệu truyện ngắn : Mảnh Trăng Cuối Rừng của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm này ra đời hơn mấy chục năm . Chắc chắn các bạn cũng biết  truyện ngắn này . Dù thời gian trôi và con người tuổi tác càng cao ... Nhưng khi tôi gợi lên những ý tưởng tác phẩm tuyệt vời này. Mong rằng những thiếu xót xin các bạn đọc bỏ qua vì tôi viết lên đây là nỗi nhớ một phần nào đó trong truyện ngắn : Mảnh Trăng Cuối Rừng .
   * Tác Giả :
- Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930. , quê làng Quỳnh Hải, huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Năm 1950 gia nhập quân đội, chiến đấu vùng địch đồng bằng Bắc bộ. Nguyễn Minh Châu tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ  ở vùng đất Bình Trị Thiên. Ông mất ngày 27/1/1989 sau hơn một năm mắc Căn bệnh hiểm nghèo
 - Ông viết Văn từ năm 1954. Càng về sau tài năng của ông được bộc lộ sáng chói. Trong những năm chiến tranh, đề tài quán xuyến toàn bộ các sáng tác của ông là cuộc chiến tranh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam.
  - Tác phẩm chính : cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính (1972) và cỏ lau(1989)
Sáng tác của ông trong những năm chống Mĩ ( đặc biệt là các tiểu thuyết Cửa sông và Dấu chân người lính ) thuộc trong một số tác phẩm tiêu biểu của Văn xuôi năm này mang đặc điểm chung của một thời kì văn học, đồng thời bộc lộ tài năng, bút pháp riêng của Nguyễn Minh Châu . Từ sau năm 1975 , nhất là những năm 1980 , sáng tác của ông đặc biệt là truyện ngắn đã đi những bước Tiên phong  trong sự tìm tòi đổi mới Văn học ( theo Nguyễn Văn Long)
  * Tác phẩm Mảnh Trăng Cuối Rừng:
- Mảnh Trăng Cuối Rừng: sau này được đưa vào tuyển tập truyện ngắn Việt Nam có tên ban đầu là Mảnh Trăng in trong tập Những Vùng Trời Khác Nhau và cũng được giới thiệu trên các tạp chí dân tộc Á Phi  tháng 4 năm 1973.
- Mảnh Trăng Cuối Rừng tiêu biểu cho những đặc điểm bút pháp của nhà văn trong giai đoạn trước năm 1975 và mang những đặc điểm chung của Văn học giai đoạn ấy.
  Với chủ đề: vẻ đẹp tiềm tàng như những hạt ngọc còn ẩn giấu trong tâm hồn con người Việt Nam ở thời kì chống Mĩ mà nhà Văn đang khao khát tìm kiếm và có lúc đã nhận ra cái ánh sáng trong trẻo rạng rỡ của nó.
 - Giàu tính biểu tượng , đặc biệt ở đây Mảnh Trăng Cuối Rừng gợi lên một cái gì đó chập chờn ẩn hiện, gần đấy mà lại xa vời , sự khao khát kiếm tìm.
 -Nhân vật chính của truyện là Nguyệt cũng chính là Mảnh Trăng Cuối Rừng. Vẻ đẹp và phẩm chất tâm hồn cao quý  của cô công nhân đội giao thông nơi rừng sâu cũng đâu phải nhận ra? Nhìn rộng ra hình ảnh Mảnh Trăng Cuối Rừng( tên truyện) cũng gợi lên chủ đề tác phẩm.
 - Quả thật,  Nguyễn Minh Châu đã tìm được cho tác phẩm vô cùng đích đáng .
 * Tác giả đã hình dung cảnh Thiên nhiên có ánh trăng trên con đường rừng vào ban đêm, lúc thì chập chờn mờ ảo hơi sương, Mảnh trăng nằm giữa tầng mây hiện ra tái ngắt, ánh sáng lập loè, mỗi lúc xe nảy lên hay vòng qua chỗ lượn, mảnh trăng lại chập chờn lay động " lúc tơi tõm xuống khoảng tối của rừng già" đẹp hơn nữa là lúc trăng hiện ra rạng rỡ làm ngời lên vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt " mảnh trăng khuyết đứng yên ... sợi tóc của Nguyệt đã sáng lên"
Cùng với trăng là bầu trời đêm mang vẻ đẹp sâu thẳm " khoảng gần khuya... một tiếng chim mơ  hồ" . Nhưng ở dưới mặt đất con đường lại chìm trong màn sương trắng " xe tôi chạy lên lớp sương bồng bềnh"
 Toàn bộ khung cảnh Thiên nhiên đã tạo ra không gian riêng, một không khí bao bọc câu chuyện và nhân vật  Nguyệt  tắm đẫm trong ánh sáng trong trẻo, huyền ảo, cái đẹp hiện ra lung linh , rạng rỡ hơn. Vẻ đẹp  rừng càng mang tính  lãng mạn khi tác giả đặt Câu chuyện  vào khung cảnh thời chiến, cái đẹp hiện ra đối lập và vượt lên trên mọi sự tàn phá, hủy diệt của bom dạn chiến tranh
Còn nữa..,,)
Kỳ sau : vẻ đẹp nhân vật Nguyệt