http://hongtam980.blogspot.com

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Giới Thiệu Huyện Bến Cầu - tỉnh Tây Ninh

* Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng huyện Bến Cầu - tỉnh Tây Ninh 15/03/1975-15/03/2015. Minh Tâm xin giới thiệu huyện Bến Cầu , từng bước hình thành lịch sử huyện nhà cho bạn bè blog hiểu rằng : đất Bến Cầu  là mảnh đất anh hùng đang từng bước đi lên
* vị trí địa  lý:
Huyện Bến Cầu nằm về phía Tây Nam, tỉnh Tây Ninh. Trung tâm huyện cách Thị xã khoảng 50 km về phía đông Nam . Bắc giáp huyện Châu Thành, đông Bắc giáp sông Vàm Cỏ Đông ngăn cách với huyện Gò Dầu. Nam giáp huyện Đức Huệ tỉnh Long An. Tây Nam giáp Campuchia
Đường biên giới dài 32 km với cửa khẩu Mộc Bài. Quốc lộ 22 A nối liền TPHCM với thủ đô Phnom pênh( Campuchia ). Đoạn ngang qua huyện dài 10 km, huyện lỵ là Bến Cầu ở giữa huyện Gò Dầu cách 16 km.
Huyện Bến Cầu có diện tích : 233,3km vuông
Dân số: 59600 người
Mật độ: 255 người/ km vuông
*
Huyện  gồm 8 xã: Long Chữ , Long Phước, Long Giang , Long Khánh , Tiên Thuận, Lợi Thuận, Long Thuận
* Lịch sử:
Bến Cầu là do khi xưa vùng này còn hoang sơ, cụ Trần Văn Thiện khai hoang lập ấp. Trải qua năm tháng Cần mẫn phá rừng , tháo chua, rửa mặn dân chúng đến ở đây đông đúc. Bến Trẹn, Rạch Bảo được bắc cầu nên  gọi là Bến có Cầu gọi tắt là Bến Cầu . Trên Bến lập Chợ làm Trung Tâm  mua bán giao dịch nên gọi là Chợ có Cầu gọi tắt là Chợ Cầu.
    Thời nhà Nguyễn : phủ Tây Ninh hình thành dần dà phía Nam lên phía Bắc  do đó các xã phía Nam được  hình thành trước. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, người Việt đã đếm khai khẩn  tại Bến Cầu. Năm 1844 đã lập được 4 làng( trước đây gọi là làng chưa có xã): Long Giang,, Long Chữ, Long Khánh, Long Thuận. Vùng đất này ngày nay thuộc huyện Châu Thành. Vào năm 1949 chính quyền cách mạng thành lập huyện Khăn Xuyên trong đó có xã Long Giang, Long Khánh, Long Chữ. Năm 1953 nhập huyện Khăn Xuyên vào huyện Châu Thành.
  Thời Việt Nam Cộng hoà chính quyền Sài Gòn  nhiều lần thay đổi ranh giới các quận, các xã. Năm 1959 chia quận Gò Dầu ra 2 quận : Hiếu Thiện và Khiêm Hanh. Quận Hiếu Thiện bao gồm  các xã thuộc huyện Bến Cầu . Ngày nay và một số xã giáp ranh thuộc huyện Gò Dầu và Trảng Bàng.
 * Điều kiện tự nhiên/
- Về đất đai, thổ nhưỡng : Bến Cầu có 2 loại đất chính : đất phèn chiến 25,4 phần trăm- đất xám chiếm 68 phần trăm. Tổng diện tích đất than toàn tỉnh, hồ , sông , suối có 153 ha chiếm 0,76 phần trăm tổng diện tích hồ, sông , suối toàn tỉnh.
  Trước cách mạng tháng Tám , rừng Bến Cầu  chiếm phần lớn diện tích đất đai nhưng do chiến tranh tàn phá và khai thác bừa bãi, Tài nguyên rừng hiện nay đã cạn kiệt. Diện tích rừng của huyện Bến Cầu  chỉ còn 1704 ha , toàn bộ là rừng tự nhiên.
*Kinh tế xã hội:
- Về giao thông: giao thông thủy bộ của huyện tương đối  thuận lợi . Phía nam có quốc lộ 22A ngang qua chiều dài 10 km. Đường tỉnh 786 từ Thị xã , Châu Thành tới Long Chữ xuống huyện lỵ Bến Cầu ra quốc lộ 22A. Ngoài ra , còn có mạng lưới giao thông nông thôn nối huyện lỵ với tất cả các xã. Bến Cầu có một con sông lớn và có nhiều Rạch nhỏ. Sông Vàm Cỏ Đông chảy vào địa phận  Bến Cầu tại xã Long Chữ, chảy theo rìa phía đông  của xã Tiên Thuận , Lợi Thuận, An Thạnh rồi chảy qua huyện Trảng  Bàng về Long An. Các chi lưới sông Vàm Cỏ trên địa bàn huyện  như Rạch Gò Suối, Rạch Xóm Khách, Rạch Bảo... vừa là dòng chảy dẫn nước  trong vùng vừa làm ranh giới tự nhiên của một xã trong huyện.
  Mạng lưới điện quốc gia đã về  8/8 xã trong huyện phục vụ cho sản xuất và đời sống của dân chúng tại chỗ.
  Nhờ xây dựng nhiều công trình Thuỷ lợi công tác khuyến nông bắt đầu được  mở rộng kinh doanh liên kết trong và ngoài tỉnh, trợ vốn cho nông dân sản xuất nên nền kinh tế của huyện trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc đạt nhịp độ tăng trưởng khá nhất là sản xuất nông nghiệp.
  Bến Cầu là một vùng đất anh hùng cách mạng như: chiến khu Rừng Nhum, địa đạo Lợi Thuận
 Kỳ sau: lịch sử địa đạo Lợi Thuận ( theo phòng Văn hoá thông tin huyện Bến Cầu cung cấp )